Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?
admin 07:04 - 02/04/2016 1536 lượt xem 0 bình luận
Đường tiết niệu bao gồm nhiều bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau; những bộ phận này đều có nguy cơ viêm nhiễm ở những mức độ khác nhau. Nhiễm trùng đường tiết niệu cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến hệ thống đường tiết niệu (đặc biệt là bàng quang, thận). Để biết được nhiễm trùng đường tiết niệu là gì? Bệnh có những biểu hiện, nguy hại như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người có thêm những thông tin về bệnh và phòng tránh cũng như điều trị kịp thời (nếu mắc bệnh).
Bác sĩ Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế cho biết: Các cơ quan tham gia việc bài tiết nước tiểu như: bàng quang, thận, niệu quản, niệu đạo đều nằm trong hệ thống thường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng bất cứ một cơ quan nào trong hệ thống đường tiết niệu bị viêm nhiễm.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn, nhiễm khuẩn (E.coli, nấm, tạp trùng…). Việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách chính là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống đường tiết niệu gây viêm nhiễm. Đối với nữ giới do niệu đạo có vị trí gần âm đạo và hậu môn nên rất dễ nhiễm trùng đường tiết niệu hơn so với nam giới. Một số trường hợp mắc nhiễm trùng đường tiết niệu do yếu tố bệnh lý (sỏi đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường, cơ thể suy giảm miễn dịch…) hoặc do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, sùi mào gà…).
Người bệnh mắc nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuất hiện những triệu chứng như:
- Đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt, tiểu buốt thậm chí tiểu ra máu
- Nước tiểu đậm màu, có mùi khai nồng, lượng nước tiểu ít
- Người bệnh có thể bị đau lưng, đau vùng bụng dưới, sốt nhẹ, buồn nôn, nôn…
Nhiễm trùng đường tiết niệu gây nên những rắc rối, phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Nhiễm trùng có thể lây lan gây viêm bể thận, viêm bàng quang, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước tiểu. Vì vậy, cần điều trị bệnh kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nhiễm trùng đường tiểu có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh kịp thời tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để biết được tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn; đồng thời kết hợp điều trị bằng thuốc đông y giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, hạn chế tối đa tình trạng bệnh tái phát.
Vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu thì cần đến cơ sở y tê chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bệnh triệt để. Bác sĩ cũng lưu ý với người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, việc làm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như gây nên biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, trong việc điều trị cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đồng thời có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Hi vọng những thông tin chia sẻ trên đây giúp cho người bệnh có những có những kiến thức bổ ích về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu bạn còn có thắc mắc gì hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn hoặc có thể gọi theo số (024) 38255599 – 083.66.33.399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Cùng chuyên mục
Chữa viêm đường tiết niệu bằng đông y
checker 01:04 - 24/04/2018 Viêm đường tiết niệu
Môi trường sống ô nhiễm, thói quen sinh hoạt chưa hợp lý khoa học, quan hệ tình dục không an toàn,…là những nguyên nhân ..
Bài mới
-
Sưng tinh hoàn là bệnh gì? Tất tần tật về sưng tinh hoàn
Sưng tinh hoàn là bệnh gì? Dấu hiệu sưng tinh hoàn như thế n..
-
Kinh nguyệt vón cục máu đông là bệnh gì? Khắc phục ra sao
Kinh nguyệt vón cục máu đông là bệnh gì? Nguyên nhân từ đâu ..
-
Có kinh nguyệt nên ăn gì để ra nhiều máu? Giải đáp nhanh
Có kinh nguyệt nên ăn gì để ra nhiều máu là nỗi băn khoăn củ..
-
Kinh nguyệt có phải là rụng trứng không? có phải là máu không
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý sẽ đồng hành của mỗi chị e..
-
Có kinh nguyệt uống thuốc tránh thai được không? [Tư vấn nhanh]
“Có kinh nguyệt uống thuốc tránh thai được không thưa bác sĩ..
Sống khỏe
-
Bị ngứa vùng kín đi tiểu buốt – nguyên nhân và cách chữa
08:25 | 16/04/2018
-
Tinh hoàn sưng khi bị bệnh quai bị
03:03 | 23/05/2016
-
Không có thai mà uống thuốc tránh thai có sao không?
12:55 | 28/04/2016
-
Cổ tử cung viêm lộ tuyến
02:36 | 28/05/2016
-
Sau khi phá thai bằng thuốc nhiều tuần vẫn bị ra máu
05:18 | 26/04/2016