Khí hư bất thường
Trang Chủ » Phụ khoa » Khí hư bất thường » 10 câu hỏi căn bản về khí hư mầu vàng

10 câu hỏi căn bản về khí hư mầu vàng

checker 07:03 - 21/03/2018 2327 lượt xem 0 bình luận

Khí hư mầu vàng là hiện tượng khí hư thường gặp ở các chị em bị mắc bệnh phụ khoa thường do các loại nấm, vi khuẩn hoặc trùng roi …. gây nên và có thể kèm theo các triệu chứng ngứa, rát, nóng đau rát khi quan hệ, ra khí hư sau khi quan hệ. mắc các bệnh về rối loạn tiểu tiện.

Câu hỏi 1.

Chào bác sĩ, tôi 29t đã lập gia đình và chưa có con. Thời gian gần đây tôi phát hiện mình ra khí hư màu vàng, nhiều nhất là trước thời gian rụng trứng một tuần. Khí hư không màu, không mùi .Tôi hoang mang quá, nhưng ngày trong tuần thì tôi ko đi khám được, chủ nhật có khám ngoài giờ ko ạ.

10 câu hỏi căn bản về khí hư mầu vàng

Câu hỏi 2.

Bạn gái em năm nay 20 tuổi. Cô ấy trước đây chưa từng qhtd. Gần đây bọn em có tiến đến với nhau có qh. Nhưng mỗi lần qh sau đó cô ấy có Khí hư màu vàng bất thường. Hỏi bác sĩ hiện tượng như vậy có sao không và cần xử lý ra sao.
=>
chào bạn
Ra khí hư vàng sau khi quan hệ có thể liên quan đến viêm âm đạo
Vì vậy, ngoài vệ sinh hàng ngày, vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục .
Nếu vẫn tái diễn thì banj nên khuyên bạn gái cùa mình đi khám phụ khoa để xác định nguyên nhân
Chào thân ái

Câu hỏi 3.

Chào bác sĩ.
Gần đây vùng kín của con hay ra khí hư màu vàng và có mùi hôi, vậy con bị gì thưa bác sĩ?
Cám ơn bác sĩ.

=>
Chào bạn.
Khí hư màu vàng và có mùi hôi là một triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa. Khí hư có màu vàng có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh như: viêm loét cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… Phụ nữ đặt vòng tránh thai, khi gần đến kì kinh hoặc sau khi nạo phá thai cũng có thể có khí hư màu vàng. Khí hư màu vàng và có mùi hôi cần phải được chữa trị sớm để tránh các biến chứng gây tác động tới khả năng sinh sản về sau.
Chính vì vậy, bạn nên đi khám Phụ khoa để bác sĩ cho làm thêm xét nghiệm khí hư và dịch tiết âm đạo nhằm xác định lí do và có hướng chữa trị thích hợp cho bạn. Ngoài ra, trong thời gian chữa trị, bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng sinh dục; khi vệ sinh phải lau rửa từ trước ra sau; không thụt rửa âm đạo; không mặc đồ lót chật, ẩm ướt hoặc làm bằng chất liệu không thấm mồ hôi; hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, tránh quan hệ tình dục khi đang chữa trị.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Câu hỏi 4.

Nữ 16 tuổi bị khí hư màu vàng
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ! Em năm nay 16 tuổi, là nữ giới. Gần đây vùng kín của em xuất hiện nhiều khí hư màu vàng liệu có bệnh gì không ạ?
Cám ơn bác sĩ!

=>

Chào chị!
Dịch âm đạo (khí hư) trên lâm sàng hay gọi là “Hội chứng tiết dịch âm đạo” là một hội chứng thường gặp mà người bệnh hay than phiền là có dịch âm đạo (khí hư) và kèm theo một số biểu hiện khác như ngứa, đau rát ở vùng sinh dục … Trường hợp của chị dịch âm đạo có nhiều và mà vàng, như vậy có thể nghĩ rằng chị có vấn đề viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục. Để chẩn đoán chắc chắn mức độ và tình trạng bệnh chị nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Sản để xác định nhé.
Chúc chị sớm ổn định.

Câu hỏi 5.

Em là nữ, năm nay 21 tuổi vừa kết hôn. Sau khi quan hệ với chồng, em tiết ra khí hư có màu trắng hơi vàng. Khi tiết ra khí hư em ngứa vùng kín và rất khó chịu. Bác sĩ giải đáp cho em với ạ. Em cảm ơn!
=>

Về tình trạng ngứa vùng kinh và ra khí hư màu vàng, có mùi khó chịu sau khi quan hệ mà em cho biết trong thư có thể liên quan trực tiếp với những lí do sau đây:

Viêm nhiễm đường sinh dục. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do kém vệ sinh khi hành kinh, giao hợp,… và thường do những loại vi trùng như: lậu, vi trùng thường, do ký sinh trùng Trichomonas hoặc do nấm… Triệu chứng rõ rệt nhất cho thấy có dấu hiệu mắc viêm nhiễm đường sinh dục là: ngứa âm hộ, âm đạo, ra nhiều khí hư, khí hư có mùi khó chịu.
Nếu vợ chồng em có sử dụng bao cao su trong khi quan hệ thì cần lưu ý đến tình trạng dị ứng với bao cao su: Đây không phải là tình trạng hiếm gặp. Để khắc phục, em chỉ cần đổi sang loại bao cao su khác, hoặc có thể tránh thai bằng cách uống thuốc, đặt vòng…. Để phòng tránh viêm nhiễm đường sinh dục, em nên giữ thói quen vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là khi đến chu kỳ kinh, sau khi đi vệ sinh. Lưu ý khi vệ sinh vùng kín cần theo chiều từ phía trước ra phía sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn tấn công gây bệnh. Bên cạnh đó, em nên trực tiếp đến cơ sở y tế để được các y bác sĩ khám xác định đúng lí do, từ đó có cách điều trị kịp thời và hiệu quả.

Câu hỏi 6

Thưa bác sĩ, e bị ngứa vùng kín tầm 4 ngày nay và 2 hôm nay thì có ra chất màu hơi vàng vàng, e có dùng dung dịch vệ sinh Lactacyd và rửa bằng nước muối nhưng vẫn chưa thấy đỡ, bác sĩ có thể cho e biết dấu hiệu như vậy là bị bệnh gì v ạ? E cám ơn bác sĩ!

=>

Chào em,
Với các dấu hiệu trên thể hiện em bị viêm đường âm đạo. Vì có nhiều nguyên nhân gây viêm như : nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng… nên nước rửa không điều trị được.
Em có thể liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được điều trị thuốc tốt nhất nhé.
Chúc em sức khỏe!
Câu hỏi 7.
Ra nhiều khí hư màu vàng, nhầy ở âm đạo, rất hôi và hơi ngứa là bệnh gì?
Em chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi, em bị ra nhiều khí hư màu vàng, nhầy ở âm đạo rất hôi và hơi ngứa. Em đến bệnh viện Từ Dũ khám và xét nghiệm thì kết quả là em không bị viêm nhiễm gì cả. Vậy là sao bác sĩ? Như vậy lẽ ra em phải vị bệnh mới đúng. Em phải làm sao đây, em không biết bệnh viện làm vậy đúng không nữa, em rất hoang mang, bác sĩ tư vấn giúp em với ạ.
Em xin cảm ơn bac sĩ nhiều.

=>

Bình thường khí hư màu trắng, có thể hơi ngà, không hôi không ngứa. Khí hư vàng, nhầy hôi và ngứa thường do viêm âm đạo. Viêm âm đạo có thể do nấm, tạp trùng, do dị ứng và chất kích thích, thiếu hormon Estrogen… Em đã khám ở bệnh viên Từ Dũ và làm xét nghiệm không có vi trùng, nấm, vậy có thể do em dị ứng với các chất như nước vệ sinh phụ nữ, băng vệ sinh có mùi thơm, giấy vệ sinh có mùi thơm, do thụt rửa âm đạo nhiều, bao cao su hay màng chắn cổ tử cung (nếu đã có quan hệ tình dục)… Em xem mình có thuộc trường hợp nào nêu trên không và có biện pháp khắc phục nhé. Tuy nhiên, em cũng nên đi khám để làm xét nghiệm lại lần nữa để không bỏ sót nguyên nhân nhé.

Chúc em có sức khỏe tốt!

Câu hỏi 8.

Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 22 tuổi, nhưng vòng kinh nguyệt của cháu không đều, có lần thì ba tháng mới thấy và thời gian kéo dài từ 15 hoặc 17 ngày, khí hư ra màu vàng. Vậy cháu muốn hỏi bác sĩ là cháu bị bệnh gì?
Cảm ơn bác sĩ!

=>
Chào cháu!

Qua mô tả biểu hiện của cháu, kinh nguyệt không đều, không ổn định, kinh kéo dài chính là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Cháu chỉ nói khí hư của cháu màu vàng, cháu không nói khi nào cháu thấy khí hư màu vàng, có mùi hôi hay không? Cháu nên biết, khí hư sinh lý cũng có màu trắng trong có thể hơi ngả vàng. Với triệu chứng rối loạn kinh nguyệt và khí hư màu vàng, cháu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Sản để tìm lí do và có hướng chữa trị phù hợp. Cháu có thể tham khảo các lí do gây khí hư bệnh lý và rối loạn kinh nguyệt dưới đây:

Tác dụng của khí hư sinh lý giữ ẩm, bôi trơn âm đạo, tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung kết hợp với trứng. Khi viêm nhiễm đường sinh dục, chất dịch khí hư sẽ có triệu chứng bất thường: màu vàng sậm, màu xanh, có mùi hôi, tiết ra nhiều hơn bình thường, kèm theo ngứa ngáy ở cơ quan sinh dục.

Khí hư trong (dịch trong, trắng, nhày dính, có khi loãng như nước, không hôi) thường là triệu chứng của u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung.
Khí hư loãng, đục, hôi, màu vàng nhạt và có bọt hoặc khí hư như bột, có vảy nhỏ hoặc khí hư màu trắng, xanh đục là dấu hiệu của viêm âm đạo.
Khí hư nhiều đặc, dính như hồ, có màu đục hoặc khí hư loãng như nước là triệu chứng viêm tử cung.
Khí hư giống như mủ (vàng hoặc xanh): dấu hiệu viêm phần phụ (vòi trứng), nhiễm nấm.
Khí hư ra nhiều, trông giống mủ, đặc, màu xanh: dấu hiệu viêm nội mạc tử cung.
Khí hư màu vàng, dịch trong, trắng, loãng, có váng như sữa: dấu hiệu rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật.
Khí hư lẫn máu, ra máu bất thường: dấu hiệu của ung thư tử cung.
Khí hư ra nhiều, ngứa ngáy: nhiễm nấm Candida và trùng roi gây ngứa.
Nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt:

Thay đổi hormon nội tiết tố nữ khi mới bước vào giai đoạn dậy thì, trong giai đoạn này, cơ thể có nhiều thay đổi về tâm, sinh lý nội tiết nên chu kỳ kinh nguyệt chưa ổn định gây rối loạn kinh nguyệt.
Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột, làm rối loạn mức độ hormon trong cơ thể, tác động đến chu kỳ kinh nguyệt.
Chế độ ăn uống không hợp lí, ăn uống không ổn định, chán ăn, bỏ bữa, thiếu chất.
Chế độ luyện tập thể dục thể thao với cường độ quá mạnh.
Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… tác động đến hormon nội tiết tố nữ.
Chế độ nghỉ ngơi không hợp lí, làm việc quá sức, thức khuya nhiều.
Tâm trạng lo lắng, sợ hãi, stress, hồi hộp làm chu kì kinh nguyệt bị thay đổi.
Mắc một số bệnh phụ khoa như nhiễm khuẩn sau sinh, sau nạo phá thai, lạc nội mạc tử cung, viêm âm đạo dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Nếu cơ thể mới có kinh được vài tháng, không cần lo lắng quá về vấn đề này, vì giai đoạn này, cơ thể đang có nhiều thay đổi về tâm, sinh lý nội tiết nên chu kỳ kinh nguyệt chưa ổn định. Để chữa trị rối loạn kinh nguyệt cần thực hiện một số biện pháp sau:

Có chế độ học tập, làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên thức khuya.
Tăng cường ăn các loại rau củ, và hoa quả tươi.
Tránh những sản phẩm như đường, bánh kẹo, các loại bánh, trà, cà phê, dưa chua và gia vị.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
Giữ tâm trạng thoải mái, vui tươi, thể dục thể thao đều đặn nhưng không quá mạnh, quá sức để cơ thể luôn khỏe mạnh dẻo dai.
Mỗi tối trước khi đi ngủ nên uống 1 cốc sữa nóng, giúp cơ thể ngủ ngon hơn và cải thiện tốt tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Nên uống đủ nước 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
Có thể dùng một số bài thuốc đông y để chữa rong kinh kéo dài dưới đây:

Cỏ nhọ nồi tươi 50g giã vắt lấy nước uống 2-3 lần trong ngày.
20 gam ích mẫu, 8 gam uất kim, 10 gam đào nhân, 8 gam nga truật, 6 gam tóc đốt thành than, 10 gam cỏ nhọ nồi và 14 gam bách thảo sương. Sắc uống hằng ngày. Lưu ý: Không dùng cho người bị rối loạn chức năng tiêu hóa như chậm tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu…
Chúc sức khỏe cháu!

Câu hỏi 9

Bị đau bụng dưới, hay đi tiểu, táo bón, có khí hư màu vàng xanh như mủ, hay buồn nôn là bệnh gì?
Chào bác sĩ!

Em là nữ giới, năm nay 21 tuổi. Gần đây em bị đau bụng dưới, rất hay đi tiểu và bị táo bón, khí hư có màu vàng xanh như mủ và hay buồn nôn. Em đi khám bác sĩ kết luận em bị viêm đại tràng. Xin bác sĩ giải đáp giùp em các biểu hiện trên là bệnh gì, cách chữa trị thế nào ạ?

=>

Chào em!

Trước hết, em cần biết viêm đại tràng là một bệnh tiêu hoá thường gặp và hay tái phát. Một số người bị rối loạn đại tràng, cũng có biểu hiện tương tự như: đau quặn, mót, rặn, nhưng không đi ngoài nhầy mũi. Bệnh này là viêm đại tràng cơ năng, hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, thường gặp khi thời tiết thay đổi hoặc ăn các thức ăn lạ, tanh (cá, đồ biển,…) và thường chỉ cần thuốc điều chỉnh co bóp ruột chứ không cần thuốc kháng sinh đường ruột.

Em bị đau bụng dưới nhưng lại kèm theo triệu chứng thường xuyên đi tiểu và táo bón, ra khí hư nhiều, có thể là em chỉ mắc bệnh viêm rối loạn co bóp đại tràng cơ năng. Vì khi bị rối loạn co bóp đại tràng, cũng gây rối loạn co bóp tử cung và đường tiết niệu. Đó là lí do làm cho em đi tiểu nhiều và ra khí hư.

Việc khí hư của em có màu vàng xanh như mủ, là một hiện tượng khí hư bất thường có thể là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm loét cổ tử cung,…

Em cần tới các phòng Phụ khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu để bệnh lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Để điều trị bệnh đại tràng em có thể:

– Uống thuốc giảm đau chống co thắt thông dụng như Nospa khoảng 10 ngày, mỗi ngày 4 viên, sau đó uống tiếp thuốc điều hòa nhu động ruột (Debridate 100mg, ngày 4 viên, trong 1 tháng), thuốc an thần, tăng sức bền cho niêm mạc: vitamin B1, vitamin C.

– Điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh việc tái phát bệnh.

– Hàng ngày, trước khi ngủ hoặc sáng ngủ dậy nên xoa nắn dọc khung đại tràng, từ hố chậu phải sang trái, động tác nhẹ nhàng vừa xoa vừa day nhẹ.

– Ăn các chất dễ tiêu giàu năng lượng, giảm các chất kích thích, không ăn thức ăn ôi thiu, các chất có kích thích.

– Cần uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, ăn nhiều bữa nhỏ, ăn các thức ăn nhuận tràng như chuối, khoai,…

Nếu điều trị một thời gian bệnh không thuyên giảm, em cần đi khám và tư vấn bác sĩ.

Chúc em sớm bình phục!

Câu hỏi 10

Vùng kín xuất hiện rất nhiều khí hư màu vàng xanh, vón cục và có mùi tanh hôi, lập gia đình 7 năm chưa có con
Con chào bác sĩ ạ!

Con năm nay 28 tuổi, đã lập gia đình được 7 năm và vẫn chưa có em bé. Dạo gần đây con thấy vùng kín của mình xuất hiện rất nhiều khí hư màu vàng xanh, vón cục và có mùi tanh hôi. Dù hàng ngày con đều vệ sinh rất kỹ bằng nước muối và dung dịch vệ sinh. Con rất lo, mong bác sĩ giúp con với ạ.

Con cảm ơn bác sĩ.

=>

Chào bạn!

Nếu cả hai vợ chồng sinh hoạt tình dục liên tục trong vòng 6 tháng không dùng biện pháp tránh thai mà không có thai thì có thể gọi là vô sinh khi đó cần đi khám cụ thể như sau:

Chồng: Khám chuyên khoa Nam học kiểm tra bộ phận sinh dục nam có gì bất thường hay không? Làm xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra chất lượng tinh trùng thế nào? Xét nghiệm soi dịch niệu đạo kiểm tra xem có nhiễm vi khuẩn hoặc virut không?
Vợ: Khám Phụ khoa xem có mắc bệnh gì không? Siêu âm đầu dò âm đạo kiểm tra tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, trứng. Chụp tử cung vòi trứng xem có bị tắc hay bán tắc hay không? Xét nghiệm định lượng nội tiết xem có gì bất thường không, làm xét nghiệm máu xem yếu tố RH, xét nghiệm gen như thế nào.
Khi có các kết quả mới có thể có hướng chẩn đoán và chữa trị phù hợp được. Khí hư là theo cách gọi dân gian còn trong Y học gọi là dịch tiết âm đạo. Bình thường dịch âm đạo ở phụ nữ trưởng thành ai cũng có, dịch thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt ở đầu chu kỳ kinh thường ít, đến giữa kỳ kinh (xung quanh thời điểm rụng trứng) dịch nhiều hoặc khi có ham muốn tình dục hoặc quan hệ tình dục dịch cũng có nhiều. Bình thường dịch có màu hơi đục hoặc trong, nếu dịch lẫn mủ xanh, vàng, máu có mùi tanh hôi thì đó là dấu hiệu viêm nhiễm khi đó cần đi khám xét nghiệm soi dịch âm đạo để tìm vi khuẩn rồi mới có thuốc chữa trị phù hợp. Bạn hãy đi khám sớm nhé.

Chúc bạn khỏe.

Tiếp theo bạn nên thực hiện tốt các điều cần tránh, kiêng kị khi đang điều trị phụ khoa sau để nâng cao kết quả điều trị mau chóng khỏi bệnh.

– Tránh suy nghĩ nhiều, dùng nước bẩn để vệ sinh
– Tránh quan hệ tình dục trong thời gian bị bệnh và điều trị
– Tránh thức ăn ngọt, béo nhiều dầu mỡ
– Tránh uống rượu, hút thuốc lá
– Tránh ăn nhiều hải sản
– Tránh ăn đồ cay nóng
– Tránh ngại không đi khám ngay và chữa bằng mẹo, tự  chữa ở nhà vì rất có thể bệnh tình không khỏi mà còn khiến bệnh nặng hơn, phát sinh thêm bệnh khác sẽ nguy hiểm hơn

khi đi khám chị em cần chuẩn bị:

1. Chuẩn bị tâm lý
2. Tập hợp những câu hỏi
3. Chọn phòng khám phụ khoa
4. Mặc trang phục thoải mái
5. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

6 điều cần nhớ trước khi đi khám phụ khoa

1. Không đi khám phụ khoa khi đang trong thời kì kinh nguyệt
2. Khi chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý và phòng khám
3. Không khám khi vừa mới có quan hệ tình dục
4. Không thụt rửa âm đạo bằng dung dịch vệ sinh trước khi đi khám
5. Tuyệt đối không vào phòng khám nam bác sĩ khi không có người thứ ba
6. Nên bắt đầu đi khám phụ khoa trong tối đa 3 năm sau khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên hoặc khi được 21 tuổi

Sau đây là những nguyên nhân gây 1 số bệnh phụ khoa thường gặp:

– vệ sinh không đúng cách
– Do nguồn nước bạn dùng hay môi trường ôi nhiễm
– Do Dùng thuốc tránh thai
– Do quan hệ tình dục không an toàn
– Do viêm nhiễm cơ quan sinh dục
– Do thủ dâm
– Do căng thẳng
– Dùng bao cao su không đảm bảo chất lượng
– Do lây bệnh từ người khác qua các vật dụng dùng chung như giặt quần áo chung, dùng chung quần lót
– Do mặc quần lót quá chật, hoặc loại quần lót không khô thoáng không sạch sẽ
– Do không thay băng vệ sinh thường xuyên


Tư vấn thêm về phụ khoa của bác sĩ Hà Thị Huệ – Trung tâm Y tế quận Ba Đình giải đáp thắc mắc

Cách chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không.

Tags: , , , , ,
img

Cùng chuyên mục

Sự khác nhau giữa khí hư và huyết trắng là gì

checker 09:03 - 23/03/2018 Khí hư bất thường

Khi nữ giới đến tuổi dậy thì trong điều kiện sinh lý bình thường, huyết tương thấm qua các mao mạch nhỏ li ti, qua tổ ch..

Đọc thêm

Danh Mục

Bài mới

Chuyên đề