Quy trình khám phụ khoa gồm những gì
checker 01:03 - 21/03/2018 2473 lượt xem 0 bình luận
Khám phụ khoa là việc cần thiết đối với chị em phụ nữ. Nhưng nhiều chị em chưa hiểu hết được về việc khám phụ khoa là như thế nào. Khám phụ khoa là việc kiểm các bộ phận bên ngoài và bên trong cơ quan sinh dục nữ: âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, vòi trứng. Chị em phụ nữ sẽ phải trải qua một loạt các xét nghiệm liên quan đến bộ phận sinh dục. Qua đó đánh giá tình trạng sức khỏe bộ máy sinh sản của chị em phụ nữ hoạt động có tốt hay không.
Khám phụ khoa có tác dụng gì
Khám phụ khoa nữ giúp phát hiện sớm những bất thường trong cơ quan sinh sản, từ đó xử trí kịp thời hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà mỗi lần khám phụ khoa các bạn sẽ cần thực hiện những hạng mục thăm khám khác nhau do bác sĩ chỉ định. Khám phụ khoa thường xuyên giúp bạn kịp thời phát hiện các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục (bệnh sùi mào gà, mụn rộp bộ phận sinh dục…), các bệnh viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn gây bệnh ở nữ giới (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung…) và nam giới ( viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt…). Khám phụ khoa còn giúp phát hiện sớm nguy cơ gây vô sinh ở nam và nữ giới, kịp thời chữa trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh để bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt nhất.
Khi nào chị em phụ nữ cần khám phụ khoa
Thông thường chị em phụ nữ nên đi kiểm tra sức khỏe sinh sản, khám phụ khoa định kỳ khoảng 3 đến 6 tháng một lần. Những chị em sắp kết hôn hoặc có dự định mang thai nên thăm khám phụ khoa trước khi tiến hành kết hôn, mang thai. Hoặc khi bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở bộ máy sinh sản như ra nhiều khí hư có màu sắc bất thường, khí hư có mùi hôi khó chịu, ngứa và đau rát vùng kín, âm đạo xuất huyết, tiểu buốt… Ở những phụ nữ đã kết hôn hay sinh con, việc thăm khám phụ khoa là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân. Sau khi kết hôn quan hệ đều đặn 6 tháng không sử dụng phương pháp tránh thai nào mà bạn không có hiện tượng mang thai, nên đến thăm khám phụ khoa và kiểm tra sức khỏe sinh sản.
Không riêng chị em phụ nữ mới cần thiết khám phụ khoa, nam giới cũng cần khám sức khỏe sinh sản định kỳ hoặc khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như xuất tinh sớm, tinh dịch loãng, tinh dịch vón cục, xuất tinh kèm theo máu hay không thể cương cứng dương vật…
Quy trình khám phụ khoa gồm những gì
Quy trình khám phụ khoa chủ yếu gồm ba bước cơ bản là: khám tổng quát các chỉ số cơ thể, tiền sử bệnh và các vấn đề liên quan đến vùng kín; khám vùng ngực; khám vùng kín.
1, Khám tổng quát các chỉ số cơ thể, tiền sử bệnh và các vấn đề liên quan đến vùng kín
Khám tổng quát là bước đầu tiên trong quy trình khám phụ khoa. Bước này giúp bác sĩ nắm rõ hơn về sức khỏe cơ thể bệnh nhân. Ban đầu bạn sẽ được khám các chỉ số chiều cao, cân nặng, độ dài chu kỳ kinh nguyệt, đặc điểm màu sắc kinh nguyệt, độ dài ngày hành kinh, có kèm theo các biểu hiện nào khác khi hành kinh không (như đau bụng kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều, có ngứa khó chịu khi hành kinh hay không), lấy mẫu nước tiểu.
Tiếp đó là các câu hỏi liên quan đến vùng kín. Bạn đã lập gia đình hay đã quan hệ tình dục chưa, đã từng mang thai hay có sinh con chưa, tiền sử các bệnh liên quan đến bộ phận sinh sản? Hiện tại bạn có đang sử dụng loại thuốc nào liên quan đến cơ quan sinh sản không (như thuốc tránh thai, các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có tác dụng điều kinh…). Vùng kín có hiện tượng gì bất thường như ra nhiều khí hư, ngứa rát âm đạo hay không.
2, Khám vùng ngực
Nhiều chị em phụ nữ cảm thấy ngạc nhiên vì nghĩ rằng khám phụ khoa tức là khám phần phụ. Ngực cũng là một bộ phận trong bộ máy sinh sản của cơ thể người phụ nữ. Khám kiểm tra vùng ngực giúp phát hiện ra các bất thường có khả năng gặp phải như ung thư vú. Bác sĩ tiến hành kiểm tra từng vùng ngực bằng cách dùng tay tạo thành các di chuyển tròn tuyến tính quanh vùng ngực để phát hiện ra các khối u nếu có.
Bạn có thể sẽ được chỉ định chụp nhũ để xác định chính xác khối u vùng ngực (kích thước, đặc điểm khối u) từ đó đưa ra phác đồ điều trị chính xác và kịp thời.
3, Khám vùng kín
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình khám phụ khoa. Bạn sẽ được hướng dẫn nằm lên bàn, gác chân lên hai bên bởi dụng cụ để chân có sẵn. Khi đó vùng kín được mở rộng ra để bác sĩ có thể quan sát và kiểm tra vùng kín dễ dàng. Ở bước này bạn càng thả lỏng cơ thể càng tốt, nhất là vùng bụng và mông. Khi thả lỏng các vùng bụng và mông, các cơ âm đạo thuộc bộ phận sinh dục được thả lỏng giúp bạn không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình kiểm tra của bác sĩ.
Các bộ phận bên ngoài được kiểm tra trước như môi lớn, môi nhỏ nhằm phát hiện ra các bất thường nếu có. Các bất thường có thể gặp phải như xuất hiện lớp màng trắng ở những người bị viêm âm đạo do nấm, xuất hiện các mụn cóc, lượng khí hư tiết ra ít hay nhiều, bên ngoài vùng kín có bị sưng viêm hay không.
Tiếp đến bác sĩ sẽ kiểm tra các bộ phận sâu bên trong vùng kín như âm đạo, tử cung, cổ tử cung. Một dụng cụ y tế gọi là mỏ vịt được đưa vào âm đạo giúp bác sĩ quan sát kỹ, đánh giá tình trạng hiện tại của âm đạo. Lúc này có thể sẽ cảm thấy hơi khó chịu nhưng bạn không nên lo lắng mà cố gắng thư giãn cơ thể. Bác sĩ sẽ lấy một chút mẫu dịch âm đạo thực hiện xét nghiệm môi trường hiện tại của âm đạo xem có phát hiện ra các vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn gây hại hay các mầm bệnh ung thư hay không.
Trong bước này bác sĩ sẽ dùng tay ấn vào vùng bụng, tay còn lại đặt một hoặc hai ngón tay vào âm đạo. Bước này giúp bác sĩ phát hiện ra những vấn đề liên quan đến kích thước, hình dạng và vị trí tử cung. Nếu bạn cảm thấy đau, có khả năng đó là do nhiễm trùng vùng kín hoặc vấn đề bất thường nào khác.
Siêu âm tử cung, vòi trứng để đánh giá tình trạng hiện tại. Bạn sẽ được kiểm tra các chỉ số về độ dày niêm mạc, tình trạng hiện tại của buồng trứng có nang trội hay không, dạ con và vòi trứng có xuất hiện bất thường hay không.
Sau khi hoàn tất các bước nêu trên, bác sĩ sẽ tổng hợp và đưa ra kết luận về sức khỏe bộ phận sinh sản hiện tại của bạn chính xác nhất. Nếu phát hiện bất thường trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất cho bạn.
Video về khám phụ khoa chị em nên biết
Cùng chuyên mục
Thuốc ngưng kinh nguyệt ngay lập tức
checker 08:05 - 15/05/2018 Phụ khoa
Nhắc đến ngày đèn đỏ thì có rất nhiều chị em lo sợ thậm chí là nỗi ám ảnh cho các bạn bởi đến chu kỳ nó luôn mang theo n..
Bài mới
-
Sưng tinh hoàn là bệnh gì? Tất tần tật về sưng tinh hoàn
Sưng tinh hoàn là bệnh gì? Dấu hiệu sưng tinh hoàn như thế n..
-
Kinh nguyệt vón cục máu đông là bệnh gì? Khắc phục ra sao
Kinh nguyệt vón cục máu đông là bệnh gì? Nguyên nhân từ đâu ..
-
Có kinh nguyệt nên ăn gì để ra nhiều máu? Giải đáp nhanh
Có kinh nguyệt nên ăn gì để ra nhiều máu là nỗi băn khoăn củ..
-
Kinh nguyệt có phải là rụng trứng không? có phải là máu không
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý sẽ đồng hành của mỗi chị e..
-
Có kinh nguyệt uống thuốc tránh thai được không? [Tư vấn nhanh]
“Có kinh nguyệt uống thuốc tránh thai được không thưa bác sĩ..
Sống khỏe
-
Viêm đường tiết niệu và cách điều trị triệt để nhất
08:55 | 05/04/2016
-
Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt ra sao, như thế nào?
08:49 | 02/07/2016
-
Tác dụng của thuốc đông y trong điều trị sùi mào gà
07:29 | 28/02/2016
-
Gói khám chữa phụ khoa ưu đãi tháng 11 tại Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế
06:26 | 29/10/2018
-
Biểu hiện bệnh sùi mào gà ở nữ giới
02:49 | 28/05/2016