Cách thay băng vệ sinh khi ở trường
checker 04:05 - 03/05/2018 4161 lượt xem 0 bình luận
Ở độ tuổi còn đi học các bạn học sinh từ bắt đầu cấp 2 khi hệ sinh dục phát triển đầy đủ và bắt đầu sang tuổi dạy thì cũng là thời điểm các bạn nữ có thể sinh sản (Mang thai), Nhưng thời điểm này cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh nhất để sẵn sàng cho việc mang thai và sinh nở. Và trong thời gian này các bạn học sinh nữ thời gian ở trường cũng chiếm thời gian khá lớn trong quỹ thời gian của các bạn. Việc thay băng vệ sinh ở trường là điều không thể tránh khỏi?
Những trường hợp phải thay băng vệ sinh ở trường
- Kinh nguyệt bạn mới ra lần đầu tiên lại trong thời gian bạn đang ở trường
Trong trường hợp này bạn có thể nói nhờ trợ giúp của cô giáo, hoặc những người bạn đã có kinh nguyệt rồi trợ giúp hướng dẫn bạn
- Thay băng vệ sinh vào tầm giữa buổi học (Thường theo khuyến cáo bạn cần thay băng vệ sinh 4 giờ một lần, hoặc khi thấy có hiện tượng băng vệ sinh đầy)
- Đối với các bạn học cả ngày ở trường nhất thiết phải thay băng vệ sinh ít nhất 2 lần để đảm bảo sạch sẽ và an toàn cho vùng kín của bạn
Khi thay băng vệ sinh ở trường cần lưu ý gì.
Bạn vào nhà vệ sinh nhẹ nhàng lấy băng vệ sinh dang dùng ra, rửa sạch vùng kín của bạn bằng nước sạch, sau đó lau khô bằng khăn mềm khô. Sau đó đóng lại băng vệ sinh mới, sau đó dội sạch chỗ bạn vừa thay băng vệ sinh và rửa vùng kín sau đó vứt băng vệ sinh đã dùng vào thùng rác
Những dấu hiệu sắp đến chu kỳ kinh nguyệt
– Có hienẹ tượng ngực căng tức khi hư ra nhiều hơn bình thường, hay bị nổi mụn và thường những người có chu kỳ đều thì có thể dự đoán ngày có kinh nguyệt qua việc tính chu kỳ kinh nguyệt bằng phần mềm tính chu kỳ kinh nguyệt trên điện thoại để tiện theo dõi và thông báo chính xác kịp thời giúp bạn kiểm soát được ngày có kinh nguyệt để sắp xếp công việc, chuẩn bị mang theo băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san, tampon đi để sử dụng trong các ngày có kinh nguyệt.
Đem theo một miếng băng vệ sinh, tampon hay cốc nguyệt san bên mình để có thể xử lý kịp thời khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra bạn có thể sử dụng bất cứ cái gì có thể dễ dàng mang bên mình để xử lý tinh huống này.
Nếu biết chính xác còn 1 hoặc 2 ngày nữa là đến chu kỳ kinh, bạn có thể dán sẵn miếng băng vệ sinh trước khi đến trường để đề phòng.
Lựa chọn chỗ thích hợp để cất băng vệ sinh
Một vấn đề hết sức tế nhị và kín đáo là bạn đang băn khoăn không biết để băng vệ sinh ở đâu cho phù hợp. Việc này tuy không có gì đáng xấu hổ nhưng bạn cũng không nên để quá công khai. Các vị trí lý tưởng để băng vệ sinh là trong túi quần, túi giấy ăn cầm tay đã hết, để dưới hộp bút, trong túi quần hay trong túi xách tay.
Mặc quần áo tối màu
Trong những ngày đèn đỏ bạn nên tránh mặc trang phục sáng màu. Nếu lỡ may bạn bị tràn băng thì rất dễ bị người khác phát hiện. Không những thế, việc mặc quần áo sáng màu còn dễ bị lộ hình miếng băng vệ sinh bạn lót bên trong gây mất thẩm mỹ.
Cách dùng băng vệ sinh
Nên thay băng vệ sinh thường xuyên 4 đến 5 lần một ngày. Nếu bạn để thời gian thay băng vệ sinh quá lâu sẽ dẫn tới tình trạng vi khuẩn xâm lấn ngược lại vùng kín gây ra viêm nhiễm. Sử dụng nước sạch hoặc các dung dịch vệ sinh chuyên dụng để vệ sinh vùng kín.
Trong những ngày đi học bạn nên kiếm nhà vệ sinh sạch sẽ để rửa ráy, thấm khô nước rồi mới dùng băng vệ sinh. Nếu không có điều kiện rửa ráy hãy dùng băng vệ sinh mỏng và chịu khó thay dưới 4 tiếng một lần.
Vệ sinh tay
Nên rửa sạch tay và cắt móng tay trước những ngày có kinh; khi rửa đưa tay từ phía trước về phía sau chứ không đưa tay từ phía sau về trước. Không đưa tay thụt rửa hay làm cho nước vệ sinh vào sâu trong âm đạo; rửa xong nên dùng khăn bông khô sạch Thấm nhẹ nhàng.
Ngoài ra bạn cần chú ý ăn uống điều độ, đủ chất. Trong những tiết thể dục bạn khó tránh được các hoạt động chạy nhảy. Tuy nhiên bạn nên hạn chế các hoạt động này với tần suất thấp.
Cùng chuyên mục
Ăn thịt bò có bị sẹo lồi không, ăn buổi tối có mập không
bacsy 07:09 - 01/09/2018 Tin tức
Thịt bò là một loại thịt rất ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, cũng có nhữ..
Bài mới
-
Sưng tinh hoàn là bệnh gì? Tất tần tật về sưng tinh hoàn
Sưng tinh hoàn là bệnh gì? Dấu hiệu sưng tinh hoàn như thế n..
-
Kinh nguyệt vón cục máu đông là bệnh gì? Khắc phục ra sao
Kinh nguyệt vón cục máu đông là bệnh gì? Nguyên nhân từ đâu ..
-
Có kinh nguyệt nên ăn gì để ra nhiều máu? Giải đáp nhanh
Có kinh nguyệt nên ăn gì để ra nhiều máu là nỗi băn khoăn củ..
-
Kinh nguyệt có phải là rụng trứng không? có phải là máu không
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý sẽ đồng hành của mỗi chị e..
-
Có kinh nguyệt uống thuốc tránh thai được không? [Tư vấn nhanh]
“Có kinh nguyệt uống thuốc tránh thai được không thưa bác sĩ..
Sống khỏe
-
Rối loạn kinh nguyệt phải làm sao?
09:06 | 30/06/2016
-
Ngứa bao quy đầu và cách chữa trị
08:31 | 20/06/2016
-
Ngứa vùng kín nam là bệnh gì và nguyên nhân do đâu?
06:47 | 10/04/2018
-
Quy trình uống thuốc phá thai
07:42 | 21/04/2016
-
Hết băng vệ sinh phải làm sao? Và cách khắc phục đơn giản bạn chưa biết
09:52 | 07/05/2018