Rối loạn kinh nguyệt
Trang Chủ » Phụ khoa » Rối loạn kinh nguyệt » Có kinh nguyệt uống bia được không? Giải đáp trong 5 s

Có kinh nguyệt uống bia được không? Giải đáp trong 5 s

bacsy 03:01 - 03/01/2019 1988 lượt xem 0 bình luận

Một số người cho rằng uống bia khi có kinh nguyệt giúp hết đau bụng và nhanh sạch kinh nhưng một số khác lại cho rằng uống bia sẽ làm kinh nguyệt ra nhiều hơn và đau bụng nhiều hơn. Vậy thực chất có kinh nguyệt uống bia được không và quan điểm nào mới đúng? Bạn đọc hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết câu trả lời chính xác nhất.

Việc giữ gìn sức khỏe trong những ngày có kinh nguyệt rất quan trọng với chị em phụ nữ, đặc biệt là chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Vậy có kinh nguyệt uống bia được không?

Có kinh nguyệt uống bia được không?

Có kinh nguyệt uống bia được không

Xem thêm: Kinh nguyệt không đều ăn gì uống gì thì tốt

Nếu chị em uống bia trong những ngày “đèn đỏ” sẽ dễ say hơn so với ngày bình thường vì lượng enzyme hangover đã bị giảm do ảnh hưởng của việc bài tiết và sự thay đổi của hormone nữ giới (enzyme hangover là một loại enzyme có tác dụng giúp cơ thể giải rượu bia).

Bên cạnh đó, để tạo ra lượng enzyme hangover cần thiết, bộ phận gan sẽ phải hoạt động nhiều hơn bình thường, dẫn tới mức độ ảnh hưởng của bia lên gan cũng tăng lên. Đây cũng là lý do tại sao mà chị em uống bia trong những ngày “đèn đỏ” có nguy cơ cao mắc các bệnh về gan.

Hơn nữa, bia còn chứa các chất kích thích tác động xấu đến hệ thần kinh và cơ trơn tử cung, khiến cơ trơn tử cung co bóp mạnh gây đau bụng kinh trong những ngày “đèn đỏ”.

Tóm lại, chị em không nên uống bia khi có kinh nguyệt để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, đồng thời GHI NHỚ thêm một số điều sau:

+ Không sử dụng 1 miếng băng vệ sinh quá 4 tiếng

Trong thời kì kinh nguyệt, vấn đề giữ gìn vệ sinh cá nhân rất quan trọng, giúp chị em có thể tránh khỏi những căn bệnh viêm nhiễm gây hại đến cho sức khỏe và khả năng sinh sản sau này. Do đó, chị em nên chú ý thường xuyên vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, tránh thụt rửa sâu, chà xát mạnh hay ngâm rửa vùng kín quá lâu. Thay băng vệ sinh thường xuyên ít nhất 4 tiếng 1 lần.

Để được các bác sĩ chuyên Sản phụ khoa tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể nhấp chuột chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc liên hệ đường dây nóng (024) 38.255.599 – 083.663.3399 (hoàn toàn miễn phí).

+ Không nên nhổ răng hay thực hiện tiểu phẫu

Chị em không nên nhổ răng hay thực hiện bất cứ tiểu phẫu nào (kể cả đơn giản hay phức tạp) vì lúc này lượng máu chảy ra sẽ nhiều hơn so với ngày thường. Không những thế, trong thời kì “đèn đỏ”, các hormone estrogen tích tụ trong nướu làm cho nướu rất nhạy cảm, dễ sưng, chảy máu nên nếu tác động vào răng lợi trong khoảng thời gian này sẽ gây đau đớn nhiều hơn bình thường. Đặc biệt khi nhổ răng, mùi tanh của máu sẽ tồn tại lâu hơn trong miệng, gây cảm giác khó chịu kèm theo trạng thái không ngon miệng, ảnh hưởng đến bữa ăn hàng ngày.

+ Không nên đấm lưng

Một số chị em thường bị đau lưng mỏi gối khi hành kinh do khung xương chậu xung huyết gây nên, dẫn tới thói quen đấm lưng để tạo cho bản thân cảm giác dễ chịu hơn nhưng hành động này rất nguy hiểm. Lúc này, đấm lưng sẽ làm cho khung xương chậu xung huyết nhiều hơn, hậu quả là chị em sẽ bị đau lưng nhiều hơn. Bên cạnh đó, máu kinh cũng ra nhiều hơn, gây bất lợi cho việc hàn gắn các vết sau khi bong màng tử cung, dẫn đến rong huyết kéo dài. Vì vậy, nếu quá mỏi lưng chị em chỉ nên mát xa nhẹ nhàng khu vực đó là được.

+ Không nên làm việc quá sức

Hành kinh khiến chị em có nhiều thay đổi và mệt mỏi hơn bình thường, do vậy hãy sắp xếp công việc thật khoa học và hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Chị em không nên làm việc nặng, làm việc quá sức, điều này có thể sẽ làm tăng stress, khiến bản thân trở nên tồi tệ hơn, kéo dài thời gian kinh nguyệt và đau bụng kinh nhiều hơn…

Để được các bác sĩ chuyên Sản phụ khoa tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể nhấp chuột chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc liên hệ đường dây nóng (024) 38.255.599 – 083.663.3399 (hoàn toàn miễn phí).

+ Tránh ăn mặn, hải sản hay thức ăn nhiều dầu mỡ

Chị em nên tránh ăn mặn: Ăn mặn khiến cơ thể tiếp thu nhiều lượng muối, từ đó làm gia tăng đầy bụng, khó tiêu, khiến chị em dễ bị kích thích và nổi giận.

Chị em nên tránh ăn đồ dầu mỡ: Do ảnh hưởng của progesterone trong thời kỳ kinh nguyệt khiến da của nữ giới thường tiết ra nhiều dầu hơn, lỗ chân lông mở rộng nên chị em hãy tránh ăn đồ dầu mỡ. Lượng dầu mỡ từ thức ăn chiên rán làm gia tăng gánh nặng cho da, khiến da dễ mọc mụn, viêm nang lông, chân lông màu đen, đồng thời lại khó bài tiết ra khỏi cơ thể.

Chị em nên tránh ăn hải sản: Tiêu thụ hải sản trong những ngày hành kinh khiến kinh nguyệt bị tanh, máu ra nhiều và là nguyên nhân làm chị em bị đau bụng kinh nhiều hơn đấy.

+ Kiêng quan hệ tình dục

Thời gian hành kinh khiến ham muốn “gần gũi” của chị em sẽ nhiều hơn vì hàm lượng testosterone tăng đột biến, kích thích nhu cầu tình dục, tuy nhiên chị em không nên quan hệ tình dục trong thời gian này. Bởi lúc này, cổ tử cung thường bị giãn rộng hơn bình thường, cộng với máu kinh chảy ra, môi trường âm đạo ẩm ướt, việc quan hệ tình dục rất dễ gây viêm nhiễm phụ khoa. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài và tái phát liên tục có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau, thậm chí là vô sinh – hiếm muộn.

Hơn nữa, nhiều chị em nghĩ rằng quan hệ tình dục khi đến ngày “đèn đỏ” có khả năng tránh thai cao. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác, đặc biệt là đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Một số loại đồ uống có lợi trong ngày hành kinh

Có kinh nguyệt uống bia được không

Dưới đây là một số loại đồ uống có lợi trong ngày hành kinh mà chị em có thể tham khảo:

+ Nước

Uống nhiều nước lọc, nước khoáng giúp cơ thể nữ giới tránh tình trạng thiếu hụt nước, giảm tình trạng đau bụng, chuột rút, đau nhức…

+ Trà gừng, trà hoa cúc

Chị em không nên uống trà vào thời kì kinh nguyệt nhưng trà gừng và trà hoa cúc lại là một ngoại lệ. Bởi trà gừng có thể làm giảm các cơn đau dữ dội ở vùng tử cung. Còn trà hoa cúc giúp tử cung co thắt dễ dàng hơn, điều hòa tâm trạng, loại bỏ sự khó chịu của chị em vào những ngày này.

+ Sữa chua

Khi hành kinh, bạn mất đi một lượng Canxi đáng kể và Canxi có khả năng làm giảm đi các cơn đau khó chịu trong những ngày này. Để không bị đau bụng, bạn nên ăn sữa chua hoặc uống sữa thường xuyên trước và trong những ngày đèn đỏ. Bên cạnh đó, sữa chua còn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh và dễ dàng hơn.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết được có kinh nguyệt uống bia được không. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục hay gặp phải những vấn đề bất thường tại cơ quan sinh dục, bạn có thể nhấp chuột chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc liên hệ đường dây nóng (024) 38.255.599 – 083.663.3399 để được các bác sĩ chuyên Sản phụ khoa của Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế tư vấn cụ thể hơn (hoàn toàn miễn phí, thông tin bảo mật).

img

Cùng chuyên mục

Kinh nguyệt có phải là rụng trứng không? có phải là máu không

bacsy 04:01 - 10/01/2019 Rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý sẽ đồng hành của mỗi chị em trong một quãng thời gian dài. Tuy nhiên, nhiều chị em khô..

Đọc thêm

Danh Mục

Bài mới

Chuyên đề